Cuộc sống hằng ngày của chúng ta không thể thiếu đi sự có mặt của dây dẫn điện. Dây điện đã trở thành một phần của cuộc sống. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu về sự vận hành của dây điện cũng như những yếu tố ảnh hưởng đến dòng điện. Những câu hỏi xoay quanh dây dẫn như điện trở của dây dẫn, định luật ôm là gì vẫn được đặt ra. Bài viết ngày hôm nay, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu và giải đáp về dây dẫn và định luật ôm nhé!
Điện trở là gì?
Chúng ta đã được nghe rất nhiều về điện trong cuộc sống thường ngày. Tuy nhiên những cái chúng ta được biết đến chỉ là dòng điện thông thường. Khái niệm về điện trở là gì vẫn còn là câu hỏi của nhiều bạn. Trước khi đến với điện trở của dòng điện, chúng ta cần hiểu điện trở là gì? Điện trở được định nghĩa là một đại lượng vật lý. Đại lượng này là biểu trưng cho khả năng cản trở dòng điện của vật liệu. Hiểu một cách đơn giản, điện trở chính là khả năng cản trở dòng điện của các vật liệu cụ thể.
Có thể bạn quan tâm:
- Tổng hợp bài tập định luật Ôm và phương pháp giải nhanh nhất
- Khám phá tiểu sử ngắn gọn về nhà vật lý Georg Simon Ohm
- Định luật ôm cho toàn mạch – Tổng hợp thông tin liên quan
Đặc điểm của điện trở
Các vật cụ thể có những vật có khả năng dẫn điện tốt, dẫn điện không tốt. Đối với vật dẫn điện tốt thì điện trở của vật sẽ nhỏ hơn. Ngược lại, vật dẫn điện không tốt thì điện trở lớn hơn. Tùy vào chất liệu của vật mà đặc điểm của điện trở có sự khác nhau. Những vật liệu như giấy, vải, len không có khả năng dẫn điện. Thì điện trở của những vật này bằng không. Chỉ những vật có thể dẫn điện mới có sự xuất hiện của điện trở.
Điện trở của dây dẫn định luật ôm cũng được xuất phát từ định nghĩa cơ bản này. Trong cuộc sống thường ngày, điện trở được ứng dụng như một linh kiện điện tử. Linh kiện này được lắp vào dây nối thụ động. Điện trở bao gồm 2 điểm tiếp nối với dòng điện. Linh kiện này được lắp đặt vào các mạch điện nhằm kiểm soát dòng điện của mạch chính. Hay nói một cách cụ thể, thì điện trở kiểm soát cường độ dòng điện đi qua nó trong mạch chính. Điện trở hỗ trợ điều chỉnh mức độ tín hiệu.
Đơn vị đo của điện trở? Ứng dụng
Điện trở được sử dụng nhiều trong các linh kiện thụ động khác như transistor. Hầu hết những linh kiện điện tử đều có điện trở. Điều này sẽ giúp các linh kiện này khi lắp vào bộ máy chung có thể thích hợp với dòng điện. Điện trở nhằm đảm bảo sự ổn định dòng điện đi quay dây dẫn và vật dẫn.
Đơn vị đo điện trở của dây dẫn là Ohm đọc là Ôm. Trong các bài tập trên lớp các em sẽ được sử dụng đến đơn vị này rất nhiều. Kí hiệu trong các bài tập này là Ω. Trên thực tế có nhiều đơn vị dùng để đo điện trở. Tuy nhiên các đơn vị đo này đều có thể quy đổi cho nhau. Nếu đề bài không cho đơn vị đo là Ω, thì các em cần đổi về đơn vị này để tính.
Một ohm điện trở xuất hiện khi: dòng điện có cường độ một ampe chạy qua điện trở có điện trở giảm một Vôn (V) qua các đầu nối của nó. Dòng điện tỉ lệ với hiệu điện thế trên hai đầu cực. Đây chính là đặc điểm chung điện trở. Các em nên ghi nhớ đặc điểm này.
Điện trở của dây dẫn là gì?
Sau khi chúng ta hiểu về kiến thức chung, chúng ta sẽ đến với định nghĩa điện trở của dây dẫn định luật ôm. Điện trở của dây dẫn là điện trở của chính dây dẫn đó chứ không qua bất cứ linh kiện này. Mỗi chất liệu để làm dây dẫn đều có điện trở khác nhau. Nói một cách đơn giản, điện trở dây dẫn chỉ đặc trưng tính chất cản trở dòng điện. Điện trở này có tỷ lệ thuận với chiều dài dây và điện trở suất của dây dẫn.
Ngược lại, điện trở của dây dẫn tỉ lệ nghịch với tiết diện dây. Điều này đã được các nhà vật lý học làm thí nghiệm và đưa ra kết luận. Các em không thể tự mình minh chứng điều này. Chính vì vậy, việc của chúng ta là ghi nhận kết quả và sử dụng trong các bài tập thường ngày. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến độ lớn của điện trở. Công thức để tính điện trở cũng liên quan đến các yếu tố này.
Công thức tính điện trở của dây dẫn định luật Ôm
Để xác định điện trở trong từng loại dây dẫn, chúng ta cần đến công thức tính điện trở. Công thức tính điện trở của dây dẫn như sau: R = (L x p)/S.
Trong đó:
- R chính là kí hiệu độ lớn của điện trở trong dây dẫn được tính. Đơn vị của R là Ôm kí hiệu là Ω.
- L chính là chiều dài của dây dẫn được tính. Như chúng ta đã đề cập đến phía trên. Điện trở tỉ lệ thuận với chiều dài dây. Chính vì vậy, dây càng dài thì điện trở của dây càng lớn. Đơn vị của chiều dài dây là m.
- p là điện trở suất (còn gọi là suất điện trở hoặc điện trở riêng). Nó là thước đo khả năng cản trở lại dòng điện của vật liệu. Điện trở suất của một dây dẫn có chiều dài 1m với tiết diện 1 mm², đặc trưng cho vật liệu dây dẫn.
- S là diện tích, tiết diện của dây. Diện tích này được tính theo mặt cắt của dây được tính điện trở. Đơn vị của diện tích là m2.
Với chủ đề này, các em sẽ gặp rất nhiều những bài tập tính toán liên quan. Các em nên ghi nhớ công thức tính điện trở của dây dẫn định luật ôm. Đây sẽ là công cụ giúp các em giải đáp tính toán những bài tập liên quan. Có thể đề bài chưa cho sẵn các số liệu này. Các em cần phải tính toán đầy đủ các đại lượng này sau đó mới có thể lắp vào công thức.
Định luật Ôm
Định luật Ôm được định nghĩa là cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây và tỉ lệ nghịch với điện trở. Biểu thức của định luật này như sau: I = U/R. Các em có thể biến đổi công thức này để tính toán những đại lượng còn thiếu. Đây chỉ là công thức gốc theo định lý ôm.
Trong đó I chính là kí hiệu, độ lớn của cường độ dòng điện có trong mạch điện. Đơn vị của I là ampe kí hiệu là A. U là hiệu điện thế đặt vào hay đầu của dây dẫn. Đơn vị của U là vôn ký hiệu là Vôn. R là điện trở. Đơn vị của điện trở là Ôm ký hiệu là Ω.
Bài tập về định luật ôm
Định luật ôm được sử dụng nhiều trong các bài tập của các em. Khi các em làm những bài tập liên quan đến mạch điện thì công thức này sẽ được sử dụng. Thầy cô trên lớp sẽ chỉ cho các em cách vận dụng vào từng bài học. Đối với định luật Ôm việc xác định điện trở sẽ dễ dàng hơn so với công thức trên. Tuy nhiên, sẽ có những bài các em phải sử dụng công thức trên thay vì công thức của định luật này. Các em hãy đọc đề bài và xác định công thức cần dùng. Tránh bị nhầm lẫn giữa các dạng bài với nhau.
Có thể bạn quan tâm:
- Định luật bảo toàn năng lượng và những kiến thức hay ho
- Định luật 2 Newton – Định luật rất phổ biến của thời đại
Có thể nói, những định nghĩa và lý thuyết về điện trở của dây dẫn định luật Ôm đã được chúng tôi đề cập trên đây. Hy vọng những kiến thức này có thể giúp các em hiểu hơn, làm bài tập dễ dàng hơn. Chúng tôi đã đưa ra tất cả các công thức và ví dụ liên quan. Việc ghi nhớ những ví dụ này sẽ giúp các em làm bài tập tốt hơn. Cảm ơn các em đã đón đọc bài viết này.
Trên trang chủ của chúng tôi có rất nhiều những bài viết khác thuộc chủ đề vật lý học. Các em có thể tham khảo. Hãy truy cập và tìm ra chủ đề mà các em muốn tìm hiểu củng cố kiến thức nhé!