Triết học ra đời ở cả phương Đông và phương Tây gần như cùng một thời gian (khoảng từ thế kỷ VIII đến thế kỷ VI trước Công nguyên) tại một số trung tâm văn minh cổ đại của nhân loại như Trung Quốc, ấn Độ, Hy Lạp,..
Triết học là hệ thống tri thức lý luận chung nhất của con người về thế giới, về vị trí, vai trò của con người trong thế giới ấy. Triết học có vai trò to lớn trong cuộc sống con người, đặc biệt là trong đời sống xã hội. Vậy cụ thể Vai trò của triết học trong đời sống xã hội ra sao? Mời bạn đọc theo dõi bài viết của chúng tôi để có câu trả lời.
Nguồn gốc ra đời của triết học
Triết học ra đời ở cả phương Đông và phương Tây gần như cùng một thời gian (khoảng từ thế kỷ VIII đến thế kỷ VI trước Công nguyên) tại một số trung tâm văn minh cổ đại của nhân loại như Trung Quốc, ấn Độ, Hy Lạp,.. Nói tóm lại, ngay từ đầu, dù cho ở phương Đông hay phương Tây, triết học cũng đều là hoạt động tinh thần biểu hiện khả năng nhận thức, đánh giá của con người. Tồn tại với tư cách là một hình thái ý thức xã hội.
Triết học là gì?
Triết học là hoạt động tinh thần biểu hiện khả năng nhận thức, đánh giá của con người, nó tồn tại với tư cách là một hình thái ý thức xã hội. Thực tế có rất nhiều cách định nghĩa khác nhau về triết học, nhưng đều bao hàm những nội dung cơ bản giống nhau: Triết học nghiên cứu thế giới với tư cách là một chỉnh thể, tìm ra những quy luật chung nhất chi phối sự vận động của chỉnh thể đó nói chung, của xã hội loài người, của con người trong cuộc sống cộng đồng nói riêng và thể hiện nó một cách có hệ thống dưới dạng duy lý.
Theo định nghĩa Giáo trình Những nguyên lý của chủ nghĩa Mác-Lenin đưa ra thì “Triết học là hệ thống tri thức lý luận chung nhất của con người về thế giới; về vị trí, vai trò của con người trong thế giới ấy”. Triết học ra đời do hoạt động nhận thức của con người phục vụ nhu cầu sống của con người.
Tham khảo thêm:
- Trung bình cộng là gì? – Giải đáp mọi thắc mắc về phép tính
- Văn nghị luận là gì? Hướng dẫn cách thức để làm văn hiệu quả
Vai trò của triết học trong đời sống xã hội
Vai trò của triết học trong đời sống xã hội được thể hiện qua chức năng của triết học. Triết học có nhiều chức năng như: Chức năng nhận thức, chức năn đánh giá, chức năng giáo dục…. Nhưng quan trọng nhất kà chức năng thế giới quan và chức năng phương pháp luận.
Thế giới quan là toàn bộ những quan điểm về thế giới và về vai trò của con người trong thế giới. Thế giới quan đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong cuộc sống của con người và xã hội loài người. Tồn tại trong thế giới dù muốn hay không con người cũng phải nhận thức thế giới và nhận thức bản thân mình. Thế giới quan đóng vai trò là nhân tố định hướng cho quá trình hoạt động sống của con người.
Từ thế giới quan đúng đắn, con người sẽ có khả năng nhận thức, quan sát, nhìn nhận mọi vấn đề trong thế giới xung quanh. Từ đó giúp con người định hướng thái độ và cách thức hoạt động sinh sống của mình. Triết học ra đời với tư cách là hạt nhân lý luận của thế giới quan, làm cho thế giới quan phát triển như một quán trình tự giác dựa trên sự tổng kế kinh nghiệm thực tiễn và tri thức do các khoa học đưa lại.
Phương pháp luận là lý luận về phương pháp, là hệ thống các quan điểm chỉ đạo việc tìm tòi, xây dựng, lựa chọn và vận dụng các phương pháp. Đây là hệ thống những quan điểm chung nhất đóng vai trò xây dựng, lựa chọn vận dụng các phương pháp.
Phương pháp luận chia thành nhiều cấp độ: phương pháp luận ngành, phương pháp luận chung và phương pháp luận chung nhất (phương pháp luận triết học). Tuy không phải là một ngành khoa học độc lập nhưng phương pháp luận là một bộ phận không thể thiếu được trong bất kỳ một ngành khoa học nào.Phương pháp luận triết học đóng vai trò chỉ đạo, định hướng trong quá trình tìm kiếm, lựa chọn và vận dụng các phương pháp hợp lý, có hiệu quả tối đa để thực hiện hoạt động nhận thức và thực tiễn.
Tham khảo thêm:
Trên đây là phần giải đáp thắc mắc của chúng tôi về vấn đề: Vai trò của triết học trong đời sống xã hội. Nếu trong quá trình nghiên cứu tìm hiểu và giải quyết vấn đề còn điều gì mà bạn đọc thắc mắc hay quan tâm bạn có thể liên hệ chúng tôi qua tổng đài tư vấn pháp luật để được hỗ trợ.