Hợp chất vô cơ – một trong số các chất hóa học rất quan trọng. Trong cuộc sống hàng ngày, có rất nhiều chất này xung quanh chúng ta. Vì vậy, cần tìm chúng để biết rõ hơn và có những ứng dụng thực tế tốt hơn. Đây là một trong những kiến thức hóa học vừa thu vị vừa thực tế mà mọi người nên biết đến.
Tìm hiểu về khái niệm của hợp chất này
Hợp chất vô cơ được hiểu rằng, đây là những chất hóa học mà trong thành phần cấu tạo của chúng không có sự hiện diện của nguyên tử Cacbon. Trong một số trường hợp ngoại lệ vẫn có, vậy nên các chất như CO2, CO, H2CO3, các muối cacbonat, hidrocacbonat và một số các cadibet kim loại vẫn thuộc hợp chất hóa học vô cơ nhưng vẫn chứa cacbon.
Trong khi các hợp chất hữu cơ thường liên quan đến các phản ứng, quá trình sinh học thì các hợp chất hóa học vô cơ lại có sự liên kết chặt chẽ với quá trình địa chất. Đây là điều mà mỗi người cần nhận biết rõ hai loại hợp chất này bởi để phân biệt hai loại hợp chất này trong một số phản ứng sẽ không rõ ràng.
Danh sách các loại hợp chất vô cơ
Hợp chất hóa học vô cơ là tổng hợp rất nhiều các chất khác nhau. Để phân loại chúng, người ta sẽ dựa vào những điểm tương đồng của các chất và một số đặc điểm, tính chất có sự tương đương nhau. Vì thế, loại hợp chất này sẽ chia làm bốn loại với các tên gọi như sau: Oxit, Axit, Bazo và Muối.
Hợp chất vô cơ – Oxit
Trong khái niệm, Oxit là một chất mà chúng có cấu tạo là một nguyên tố kết hợp cùng với một hoặc nhiều nguyên tử Oxi. Oxit sẽ có công thức hóa học tượng trưng là MxOy. Trong đó, M là nguyên tố sẽ kết hợp cùng với nguyên tử Oxi. X thể hiện số nguyên tử của chất M có trong Oxit đó. Tương tự, y chính là số nguyên tử của nguyên tố Oxi.
Trong Oxit, các chất lại được chia nhỏ ra tiếp dựa vào một vài đặc điểm, phản ứng hóa học khác nhau. Vậy nên, Oxit sẽ có 4 loại cơ bản, đó chính là Oxit axit, Oxit bazo, Oxit trung tính, Oxit lưỡng tính.
Oxit axit chính là những chất là chúng được tạo nên từ một nguyên tố là phi kim kết hợp với nguyên tử Oxi. Ví dụ chất oxit là SO3 và chúng sẽ có axit tương ứng là H2SO3. Mỗi Oxit sẽ có những Axit tương ứng riêng để tạo nên oxit axit.
Oxit bazơ là các chất được tạo nên từ các kim loại cùng với nguyên tử Oxi. Các chất này cũng sẽ có bazơ tương ứng trong mỗi chất. Ví dụ, chất oxit Na2O sẽ có bazơ tương ứng với nó chính là chất NaOH.
Oxit được gọi là lưỡng tính khi chất đó có cả bazo và axit tương ứng. Ngược lại, oxit trung tính là tổng hợp các chất bị khuyết đi một đặc điểm hóa học. Tức là nó sẽ không có bazơ tương ứng hoặc không có axit tương ứng với chất đó.
Hợp chất vô cơ – Axit
Axit là một trong những hợp chất hóa học có thể được hoa tan trong nước thường. Loại chất này thường có vị chua. Trong cuộc sống hàng ngày, axit này xuất hiện rất nhiều và cũng được ứng thực tế vô cùng hữu ích.
Trong các chất axit, nguyên tử hydro sẽ kết hợp với một hoặc nhiều nguyên tố được liên kết một cách chặt chẽ với nhau theo các trật tự nhất định. Một số các chất axit thường gặp trong các phản ứng hóa học như HCl, H2SO4, H2SO3,…
Axit sẽ chia làm 2 loại cơ bản nhất đó chính là axit mạnh và axit yếu. Điều này được dựa trên mức độ tương tác trong phản ứng hóa học của các chất để phân chia theo từng loại sao cho chính xác nhất. Trong đó, các axit mạnh sẽ có như HCl, H2SO4, HNO3. Một số axit yếu thường gặp như HNO2, H2CO3,…
Hợp chất vô cơ – Bazơ
Bazơ là chất hóa học mà trong phân tử của chúng có nguyên tử kim loại và chúng sẽ liên kết với một hoặc nhiều hơn các nhóm hidroxit. Nhóm này có đuôi và có công thức hóa học là OH. Đuôi này cũng là cách phân biệt bazơ với các chất khác một cách rõ ràng nhất.
Bazơ có công thức hóa học chung là Mx(OH)y. Trong đó, M chính là chất có nguyên tử kim loại, x là chỉ số nguyên tử của chất M, y là số nhóm OH được liên kết trong chất hóa học đó để tạo nên bazơ.
Bazơ cũng được chia làm hai loại khác nhau, đó chính là bazơ mạnh và các chất còn lại sẽ được gọi là bazơ yếu. Một số chất bazơ đáng được kể tên như: NaOH, KOH, ngược lại các chất như Al(OH)3, Fe(OH)3, Cu(OH)2 được xếp vào loại bazơ yếu.
Hợp chất vô cơ – Muối
Muối là một trong những sản phẩm hóa học được tạo ra từ những phản ứng làm trung tính axit. Trong thực tế, có rất nhiều phản ứng hóa học có thể tạo nên muối.Trong hầu hết các kết quả của phản ứng hóa học, muối thường sẽ đi kèm với chất trung hòa là nước.
Vậy nên, kết quả sẽ cho ra một dung dịch, và muối thường được tạo ra nhiều nhất chính là NaCl, natri clorua. Tuy nhiên, không phải muối nào cũng tạo thành dung dịch, muối được chia làm hai loại cơ bản là muối tan được trong nước và muối không tan được trong nước.
Cách để nhận biết, phân loại các hợp chất này
Để có thể phân loại cách chất cũng như tách các chất từ một hợp chất lớn, người ta thường sử dụng đến các phương pháp dùng phản ứng hóa học hơn là phân biệt bằng mắt thường hay một số cách khác. Bởi trong phản ứng hóa học, hầu hết các chất vô cơ khi tương tác hóa học với nhau sẽ tạo ra phản ứng và kết quả sẽ có những thay đổi nhất định như biến đổi màu, tạo khí, hay kết tủa tạo nên chất khác giúp dễ dàng nhận biết hơn.
Các bước thực hiện phân biệt chất
Đầu tiên mọi người cần trích mẫu thử, mỗi chất chỉ nên lấy một lượng vừa đủ để làm thí nghiệm, đồng thời có thể đánh số trên các ống nghiệm. Việc này sẽ giúp cho quá trình thực hiện tránh bị nhầm lẫn các chất với nhau để đảm bảo kết quả cho ra là hoàn toàn chính xác.
Bước hai, đây là một trong những bức quan trọng nhất của quá trình nhận biết, đó là chọn thuốc thử sao cho phù hợp với phản ứng nhất. Trong một số nghiên cứu, ta có thể tùy con loại thuốc thử, hoặc có những thuốc bị hạn chế sử dụng. Thuốc thử có thể là nước, quỳ tím, các chất có đặc tính tương tác tốt với các hợp chất hóa học vô cơ để tạo nên phản ứng và có dấu hiệu nhận biết rõ ràng.
Bước ba, cho thuốc thử vào ống nghiệm đã được trích mẫu sẵn. Sau khi đổ thuốc thử vào, cần quan sát thật kỹ quá trình phản ứng của chất, nó có tạo kết tủa hay không? Phản ứng hóa học này có đổi màu chất, tạo chất khí hay không?
Từ đó người thực hiện cũng sẽ cho ra kết quả của riêng mình và có thể nhận biết được các chất vô cơ. Ngoài ra, trong một số báo cáo, ngoài miêu tả lại cũng như phân tích, nhận xét quá trình phản ứng, viết phương trình cũng là một cách mà rất nhiều bạn học sinh áp dụng khi làm bài tập dạng nhận biết các hợp chất vô cơ này.
Một số thuốc thử theo chất
Nếu chất đó ở dạng rắn, mọi người có thể sử dụng nước làm chất thử đầu tiên xem chúng có tan trong nước hay không? Tiếp theo, các chất rắn có thể thử các bằng dung dịch có tính axit mạnh như HCl, H2SO4,…. Ngoài ra, các dung dịch kiềm cũng chính là thuốc thử khá hữu ích cho các chất ở thể trạng rắn.
Chất đang ở dạng dung dịch, dạng lỏng mà chúng là hợp chất gồm các axit, bazơ, muối thì nên sử dụng quỳ tím để có thể nhận biết ra bazo và axit trước. Sau đó muối sẽ là chất còn lại không bị đổi màu trong phản ứng hóa học này.
Với nhận biết các chất ở dạng khí, cần dẫn khí đó vào ống đựng dung dịch, hoặc có thể đựng chúng vào ống và sục vào lọ đựng dung dịch,… Một lưu ý khi nhận biết chất khí là không được làm ngược lại để tránh gây những sai sót và thiệt hại không đáng có trong hóa học. Cho chất vào khí là một hành động cần cẩn trọng và gần như tuyệt đối không được là trong các thí nghiệm lớn.
Hợp chất vô cơ trong thực tế hàng ngày
Hóa học là một trong những lĩnh vực vô cùng gần gũi với cuộc sống hằng ngày. Các phản ứng hóa học không chỉ xảy ra trong phòng thí nghiệm mà ngay trong những hoạt động thường ngày của mỗi người cũng đều có. Chính vì thế, nghiêm cứu hóa học chính là khám phá những điều thú vị ở ngày xung quanh mỗi người mà thôi.
Các hợp chất vô cơ là những chất khá gần gũi và được bắt gặp rất nhiều trong cuộc sống. Chúng cũng có rất nhiều những công dụng, những ứng dụng thực tế vô cùng bổ ích cho cuộc sống của con người.
Dùng để chữa bệnh
Một số các chất được tạo ra dùng để chữa bệnh, điều trị một số bệnh vô cùng hiệu quả. Dung dịch natri florua dạng loãng có công thức hóa học là NaF có tác dụng chữa sâu răng rất tốt. Chất Natri hiđrocacbonat (NaHCO3) có tác dụng tốt trong việc chữa bệnh đau dạ dày.
Chất kẽm oxit có công thức hóa học trong hợp chất vô cơ là ZnO rất hiệu quả trong việc điều chế tạo thành thuốc chữa đau dây thần kinh. Một chất hóa học rất quen thuộc trong đời sống của mọi người, đường glucose với công thức hóa học gồm C6H12O6. Đây là một chất có tác dụng tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ sức khỏe của mọi người, đặc biệt là người già.
Sử dụng với nhiều mục đích ở lĩnh vực khác nhau
Bên cạnh đó, chất bạc bromua với công thức là AgBr dùng để tráng phim ảnh, tráng gương,… Dung dịch formol được sử dụng để khử khuẩn, sát trùng trong lĩnh vực y học. CH3COOC4H9 có tên gọi là butyl axetat được dùng làm dung môi trong việc pha chế sơn.
Ngoài ra, còn vô vàn các hợp chất vô cơ khác được áp dụng trong thực tế trên nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống. Các chất hóa học luôn hiện hữu xung quanh mỗi người và có tác dụng rất nhiều trong hầu hết các lĩnh vực, các khía cạnh để giúp cho quá trình sản xuất và phát triển được tốt hơn.
Các phản ứng hợp chất hóa học vô cơ phổ biến
O2+N2→ 2NO. Đây là một phản ứng giữa hai chất Oxi và Nito, chúng sẽ tạo ra ở nhiệt độ 3000 độ C hoặc trong trường hợp xảy ra sấm sét. Trong điều kiện có tia UV, O3 sẽ phân hủy thành hai chất là O2 và O.
Trong hóa học vô cơ, còn có phản ứng thay thế, ví dụ Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag. Trong phản ứng trao đổi của hóa học vô cơ, số nguyên tố trong các chất sẽ không bị thay đổi. Ví dụ: NaOH + CuCl2 → NaCl + Cu(OH)2.
Kết luận
Hợp chất vô cơ là tổng hợp các chất gồm oxit, axit, bazơ và muối. Trong accs chất trên sẽ phân loại chúng tùy theo độ mạnh yếu khác nhau. Dù mạnh hay yếu thì chúng đều là các chất được ứng dụng rất nhiều trong cuộc sống thực tế. thậm chí có rất nhiều chất được điều chế làm thuốc chữa bệnh.