Phản xạ là một khái niệm khá là quen thuộc trong môn sinh học. Nghe tên có vẻ hơi khó hiểu nhưng chỉ cần các bạn đọc định nghĩa và đi tìm hiểu các ví dụ thì chắc chắn sẽ cực dễ hiểu. Thế nên hãy cùng với chúng tôi theo dõi những kiến thức quan trọng đó trong bài viết dưới đây một cách chính xác và chi tiết nhất nhé!
Định nghĩa về phản xạ
Chắc hẳn các bạn cũng nhớ rằng đây là kiến thức đã được học ở phổ thông. Nội dung này cực kỳ quan trọng trong bộ môn sinh học. Định nghĩa về phản xạ được hiểu là phản ứng của cơ thể để trả lời cho các kích thích từ môi trường và được hệ thần kinh điều khiển.
Chúng tôi sẽ đưa ra ví dụ dễ hiểu để các bạn không quá bị rối khi nhìn vào con chữ. Đó chính là nếu như tay bạn mà chạm phải nước nóng thì phản ứng đầu tiên chính là ngay lập tức rụt tay lại. Hoặc khi các bạn đang đi trên đường mà nghe thấy ai gọi tên mình là lập tức quay lại. Đó là chính những ví dụ dễ hiểu nhất mà chúng tôi muốn truyền đạt đến cho các bạn.
Phản ứng đó của cơ thể sẽ được điều khiển bởi hệ thần kinh và qua 5 phần cơ bản khi hợp thành cung phản xạ. Đó là 5 thành phần cơ bản nào thì hãy cùng theo dõi nhé:
- Bộ phận cảm thụ: Những phân tử trong bộ phận cảm thụ sẽ nằm trên bề mặt da, khớp hay nhiều cơ quan trong cơ thể.
- Dây thần kinh truyền vào: Còn được gọi với cái tên là dây cảm giác hay là dây thần kinh thực vật.
- Trung tâm thần kinh.
- Dây thần kinh truyền ra: Hay còn được gọi là dây thần kinh vận động hay dây thần kinh thực vật.
- Bộ phận đáp ứng của cơ thể là cơ hay tuyến.
Những loại phản xạ thường gặp
Sau khi đã tìm hiểu về định nghĩa và các ví dụ dễ hiểu nhất, tiếp theo đây chúng tôi sẽ chia sẻ cho các bạn về những loại hình thường gặp nhất. Qua đó sẽ có 2 loại chính là phản xạ có điều kiện và không điều kiện:
Phản xạ có điều kiện
Phản xạ có điều kiện sẽ giúp cho con người dễ dàng tồn tại hơn trong cuộc sống. Bởi vì chúng đã được tập luyện hay hình thành thói quen của con người. Nếu như các bạn muốn tìm hiểu chi tiết hơn nữa thì theo dõi những chia sẻ dưới đây nhé:
Định nghĩa và ví dụ về phản xạ có điều kiện
Phản xạ có điều kiện sẽ được hiểu một cách đơn giản có nghĩa là chúng được tạo ra trong cuộc sống nhưng cần phải có một quá trình luyện tập và sẽ dựa trên cơ sở của phản xạ không điều kiện. Dễ hiểu hơn nữa là muốn tạo ra được các phản ứng có điều kiện cần phải có tác nhân kích thích không điều kiện.
Những phản ứng vô cùng linh hoạt của cơ thể chính là hình thức có điều kiện. Như thế mới giúp cho cơ thể dễ dàng thích nghi với các biến đổi của môi trường. Một điều quan trọng nữa là giúp cho cơ thể giữ thăng bằng và đề phòng các tai nạn, biết cách để tồn tại và phát triển trong xã hội này.
Một ví dụ nữa mà chúng tôi muốn các bạn hiểu rõ hơn về hình thức phản ứng có điều kiện chính là khi đang đi xe máy trên đường mà gặp đèn đỏ thì phải dừng lại. Hoặc như khi đang đi xe máy mà thấy trời mưa cần dừng lại mặc áo mưa.
Cơ sở hình thành phản xạ có điều kiện
Ngoài định nghĩa và ví dụ về loại phản xạ có điều kiện chúng tôi sẽ cùng với các bạn tìm hiểu về cơ sở hình thành của chúng. Những kiến thức đó sẽ bổ sung thêm để các bạn học sinh tìm hiểu được chi tiết:
- Điều kiện 1: Chọn kích thích chính là cần phải có sự kết hợp giữa kích thích trung tính và không điều kiện.
- Điều kiện 2: Tác động của kích thích có điều kiện cần phải xảy ra trước kích thích không điều kiện. Như ví dụ dừng đèn đỏ ở trên, kích thích đèn đỏ xuất hiện cần phải xảy ra trước rồi sau đó người đi đường mới dừng lại. Như thế có nghĩa là thời gian ở giữa 2 sự kích thích đó cần phải hợp lý.
- Điều kiện 3: Đây là điều kiện cực quan trọng chính là cơ thể của con người phải ở trong tình trạng tỉnh táo, những trung tâm thần kinh tương ứng tạo nên quá trình đó phải có tính hưng phấn cao. Trạng thái hoạt động của vỏ não chính là yếu tố quan trọng quyết định đến phản ứng có điều kiện ở con người. Nhất là khi họ tập luyện các kỹ xảo và động tác thể thao nhuần nhuyễn.
- Điều kiện 4: Cần phải tránh những kích thích không cần thiết, như thế sẽ ảnh hưởng đến các phản ứng có điều kiện. Một số các kích thích gây nhiễu như là tiếng ồn, nhiệt độ nóng lạnh, … sẽ ảnh hưởng cực xấu.
Những loại phản xạ có điều kiện
Phản xạ có điều kiện cũng sẽ được chia ra làm rất nhiều loại khác nhau. Điển hình là: Phản xạ có điều kiện tự nhiên, nhân tạo, cấp độ 1, mang tính tích cực và tiêu cực. Mỗi loại hình đó đều có những đặc điểm phân biệt riêng để giúp các bạn phân biệt được chi tiết hơn nữa.
Ví dụ như các chú chó có thể phản ứng lại cực nhanh với mùi thức ăn, âm thanh hay hình dạng của đồ vật. Hoặc hình thức phản ứng có điều kiện nhân tạo là khi các chú chó nghiệp vụ đã được huấn luyện về âm thanh còi báo hay tín hiệu ánh sáng. Đó là một số những ví dụ để các bạn có thể hiểu rõ hơn về phản xạ có điều kiện.
Phản xạ không điều kiện
Sau khi đã tìm hiểu về phản xạ có điều kiện có vẻ hơi phức tạp, chúng tôi sẽ dẫn dắt các bạn tìm hiểu thêm về hình thức không điều kiện. Đây là kiến thức dễ hiểu hơn rất nhiều, tất cả mọi vật khi sinh ra trên đời đều có những phản ứng này. Loại hình này cực khác so với loại hình có điều kiện bởi vì không cần phải tập luyện mà chúng chỉ mang nghĩa bản năng giống loại, sẽ tồn tại vĩnh viễn trong con người.
Nói chung là loại phản ứng này sẽ tồn tại trong cơ thể của con người từ khi sinh ra. Ví dụ như chúng tôi đã nói ở trên là khi chạm vào vật nóng sẽ rụt tay lại, khi đi ngoài trời nắng thì sẽ cảm thấy nóng, toát mồ hôi. Và các phản ứng này sẽ thể hiện được những gì bản năng nhất của con người.
Phân biệt phản xạ giữa động vật và thực vật
Con người xuất hiện hình thức phản xạ thì đương nhiên các loài động vật và thực vật cúng sẽ có. Nhưng có điều hình thức xuất hiện giữa chúng có sự khác nhau mà thôi. Và qua đây chúng tôi có thể khẳng định một cách chắc chắn rằng phản xạ ở động vật và thực vật sẽ khác nhau hoàn toàn.
Như các bạn đã tìm hiểu về định nghĩa của phản xạ ở trên đó chính là phản ứng của cơ thể để trả lời những kích thích của môi trường được điều khiển bởi hệ thần kinh. Con người và động vật đều có hệ thần kinh còn thực vật không có. Đây chính là sự khác nhau giữa sự thể hiện ở động vật và thực vật.
Chúng tôi sẽ chia sẻ thêm một thông tin vô cùng thú vị về phản ứng ở thực vật. Đó chính là người ta không sử dụng từ đó đối với thực vật mà thay vào đó họ sử dụng từ cảm ứng. Cảm ứng của thực vật cũng chính là phản ứng để đáp trả lại các kích thích từ môi trường.
Ví dụ để các bạn có thể hiểu rõ nhất cảm ứng ở thực vật là như thế nào? Như hiện tượng cây xấu hổ cụp lá khi có người chạm vào đó chính là sự thay đổi về trương nước tại tế bào gốc lá, chứ hoàn toàn không phải do hệ thần kinh. Và một ví dụ nữa đó chính là cảm ứng của cây bắt mồi, khi con mồi nằm gọn trong chúng sẽ cụp lá lại.
Tìm hiểu về cung phản xạ
Ngoài việc tìm hiểu cặn kẽ về phản xạ thì còn một cụm từ cực kỳ quan trọng nữa đó chính là cung phản xạ. Như chúng tôi đã phân tích ở trên thì định nghĩa của từ này là con đường mà các xung thần kinh truyền từ cơ quan cảm giác như da tay, chân,… đi qua trung ương thần kinh đến các cơ quan phản ứng như là cơ, tuyến trên cơ thể.
Và trong cung đó sẽ có 5 yếu tố khác nhau. Đó chính là 5 yếu tố: Cơ quan phản ứng, 3 nơron là ly tâm, hướng tâm, trung gian và cuối cùng là cơ quan cảm nhận. 5 yếu tố trong cung này đã bao gồm đầy đủ nhất về các hoạt động trong cơ chế của cơ thể.
Những ví dụ thực tế về phản xạ
Những ví dụ trên mà chúng tôi chia sẻ cho các bạn đã vô cùng dễ hiểu. Thế nhưng để giải thích chi tiết về hiện tượng này, chúng tôi sẽ cung cấp chi tiết hơn nữa về những ví dụ thực tế dưới đây:
Không may chạm tay vào cốc nước nóng thì ngay tức khắc bàn tay sẽ rụt lại. Cơ quan cảm thụ nhiệt độ của cơ thể sẽ nhận được tín hiệu không may ta chạm vào cốc nước nóng. Khi đó thông tin sẽ được chuyển nhanh về xung hệ thần kinh trung ương thông qua các thông tin về nhiệt độ cảm nhận. Và khi đó hệ thần kinh trung ương sẽ theo con đường vận động để xử lý tình huống cuối cùng là rụt tay lại.
Một trường hợp nữa rất thực tế đó chính là nếu như vô cùng bạn chạm tay vào ổ cắm mà điện bị hở. Ngay tức khắc bạn sẽ bị giật mà tay sẽ vung ra ngay. Hành động đó đã được hệ thần kinh trung ương xử lý nhanh chóng.
Khi đang đi trên đường mà các bạn gặp đèn đỏ sẽ tức khắc dừng lại. Bởi vì các bạn biết rằng nếu cố tình đi tiếp sẽ có thể bị nguy hiểm đến tính mạng. Hoặc phản ứng của bạn khi gặp người khác ăn chua chính là tự động tiết nước bọt.
Kết luận
Những thông tin chia sẻ quan trọng về phản xạ đã giúp cho các bạn củng cố thêm rất nhiều kiến thức phổ thông. Mong rằng các bạn học sinh hay phụ huynh khi tìm kiếm tài liệu tham khảo sẽ dựa vào đó để trau dồi thêm và đạt được điểm số cao trong kỳ thi sắp tới nhé.