Văn thuyết minh là một thể loại văn học được áp dụng rất nhiều trong đời sống hằng ngày. Do đó, ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường các bạn học sinh sẽ được hướng cách dẫn viết và đôi khi nó còn xuất hiện trong những bài thi giữa hay cuối học kỳ. Để có cái nhìn tổng quan và hiểu cụ thể hơn về loại văn này, bạn hãy đọc hết bài viết nhé.
Văn thuyết minh và thông tin cần biết
Đã bao giờ bạn tự hỏi vì sao mình phải học văn và học văn thì có ích lợi gì cho cuộc sống của mình chưa? Đã bao giờ bạn tự hỏi vì sao văn thuyết minh lại cần thiết đối với con người và xã hội chưa? Trước hết bạn cần nắm và hiểu tổng quan sơ nét về thể loại văn học này để có thể ghi nhớ và phân biệt nó với những văn bản khác.
Khái niệm về văn bản thuyết minh có gì?
Về khái niệm thuyết minh: thuyết minh là một hành động giải thích hay giới thiệu, nói rõ về một sự vật, sự việc cụ thể nào đó. Thuyết minh còn thể hiện dưới dạng hành động hướng dẫn sử dụng, cách dùng. Khi bạn giải thích về cách giải một bài toán trước lớp hay tự giới thiệu bản thân mình với người khác thì đó chính là bạn đang thuyết minh.
Về khái niệm văn thuyết minh: Đây là một loại văn bản bạn sẽ thường xuyên đọc và nhìn thấy dưới dạng thông tin khách quan về những nguyên nhân, hậu quả, tính chất hay đặc điểm của một sự vật, sự việc, hiện tượng nào đó được cung cấp thông qua hành vi giải thích và trình bày. Bài viết mà bạn đang đọc cũng chính là một dạng của văn thuyết minh đấy.
Học văn giúp rèn luyện đạo đức và kỹ năng giao tiếp
Trong quá trình giao tiếp với thầy cô, bạn bè ở trường lớp hoặc ngay cả khi sau này trưởng thành và đi làm bạn sẽ cần sử dụng đến văn thuyết minh rất nhiều. Học văn thuyết minh sẽ giúp bạn biết cách diễn đạt ý tưởng của mình đến người khác một cách dễ hiểu, hay và trọn vẹn nhất. Việc diễn đạt, trình bày, giải thích sẽ vô cùng cần thiết cho công việc của bạn sau này, bất kể là việc nào.
Là một học sinh được trải qua sự đào tạo của các thầy cô dày dặn kinh nghiệm, bạn sẽ được luyện tập cách dùng ngôn từ, chuyển câu và trình bày sao cho hay,
Những đặc điểm chỉ có ở thể loại văn thuyết minh
Nhằm giúp bạn có thể phân biệt được giữa văn thuyết minh với các loại văn khác như: văn miêu tả, văn tự sự, hành chính nhân sự, văn nghị luận thì tiếp theo đây bài viết sẽ cung cấp một số đặc điểm nổi bật của thể loại văn này. Cùng xem đấy là những đặc điểm nào nhé:
- Như đã đề cập trong nội dung phía trên, vì được sử dụng thường xuyên trong đời sống hằng ngày nên văn thuyết minh có thể xem là thông dụng và phổ biến. Bạn hãy nghĩ về những hoạt động trong ngày hôm nay mà bạn đã làm, có phải sẽ có ít nhất một lần bạn sẽ sử dụng đến thuyết minh không?
- Hiển nhiên, những thông tin được cung cấp trong văn thuyết minh phải đảm bảo được tính chính xác và khách quan. Một kế hoạch phát triển trong năm tới phải được hình thành dựa trên cơ sở chính xác về biến động thị trường, tình hình kinh doanh năm nay,… sẽ đầy đủ sức thuyết phục hơn.
- Đặc biệt, thể loại văn bản này yêu cầu ngôn ngữ diễn đạt phải cô động, xúc tích, dễ hiểu, dễ hình dung, chính xác, rõ ràng và lịch sự. Tiếp tục ví dụ về bản kế hoạch ở phía trên, nếu nói quá nhiều về những khía cạnh không cần thiết hay liên quan đến vấn đề sẽ dễ dẫn đến lạc đề, người nghe cảm thấy khó hiểu.
Một số lưu ý học sinh nên biết khi viết văn
Nhiều giáo viên vẫn thường hay nhắc nhở học sinh của mình rằng khi viết văn thuyết minh nên kết hợp linh hoạt các phương pháp thuyết minh, phải thể hiện đủ 3 nội dung chính trong bài và sau cùng là làm rõ vấn đề một cách mạch lạc. Sau đây bài viết sẽ tóm tắt ngắn gọn về những lưu ý mà học sinh nên biết khi làm tập làm văn:
- Đọc kỹ yêu cầu đề bài, gạch chân các ý chính.
- Lập dàn bài với những ý chính lớn.
- Viết hoàn chỉnh bài văn bao gồm đầy đủ: mở bài, thân bài, kết bài.
- Đọc lại bài sau khi hoàn thành bài viết để chỉnh sửa nếu cần thiết.
- Một bài văn đạt yêu cầu thì phần mở bài nên giới thiệu tổng quát về đối tượng chính. Thân bài tiến vào giới thiệu sâu, phân tích chi tiết, cụ thể về đặc điểm của của đối tượng. Phần kết bài sẽ kết luận lại các vấn đề đã nêu phía trên.
Có những phương pháp viết văn đúng nào?
Trước khi thực hành viết thì bạn hãy tìm hiểu kỹ càng về những cách viết văn thuyết minh để đưa có thể vận dụng, kết hợp một cách chính xác, cũng như giúp cho câu văn trở nên gãy gọn nhưng sắc bén và thuyết phục hơn nhé. Văn thuyết minh có tổng cộng 5 phương pháp viết: định nghĩa, giải thích; liệt kê; nêu ví dụ; phân loại, phân tích; đưa số liệu.
Thuyết minh định nghĩa và giải thích đối tượng mục tiêu
Nếu đưa ra định nghĩa hoặc khái niệm về một sự vật, sự việc nào đó, bạn hãy chắc chắn rằng nội dung mà bạn cung cấp là đúng, trọn vẹn ý nghĩa. Việc cung cấp những định nghĩa sẽ hỗ trợ người nghe hiểu sơ nét, khái quát về ý tưởng hay nội dung chính mà bạn đang muốn đề cập đến.
Ví dụ, định nghĩa về sách: Sách là một loạt các tờ giấy được buộc hoặc dán với nhau về một phía, trong đó có chữ hoặc kèm hình ảnh với những nội dung, chủ đề có ý nghĩa. Từ định nghĩa, đối tượng đọc hoặc đối tượng nghe đã có thể mường tượng ra hình ảnh của những cuốn sách cơ bản trông như thế nào.
Liệt kê ý tưởng, nội dung
Trong phương pháp liệt kê, bạn sẽ chỉ ra những đặc tính, đặc điểm, tính chất, phương diện,… về một đối tượng, sự vật, sự việc mà bạn đang nhắc đến. Liệt kê sẽ giúp cho người nghe, người đọc có thể nhìn nhận về đối tượng, sự vật, sự việc đó một cách tổng quan và khách quan nhất. Tiếp tục với ví dụ sách, sách có rất nhiều thể loại nội dung văn học như: trinh thám, khoa học viễn tưởng, chuyên ngành, ngoại ngữ, đời sống,…
Nêu ví dụ để dễ hình dung
Ví dụ sẽ giúp cho phần trình bày của bạn trở nên sống động, giúp đối phương hiểu hơn về vấn đề hoặc cũng từ đó đối phương có thể đánh giá rằng bạn có thật sự am hiểu vấn đề hay không. Việc đưa thêm ví dụ vào sẽ giúp bạn tăng khả năng thuyết phục, dễ dàng chiếm lấy sự tin cậy của người đọc, người nghe.
Từ đầu bài viết cho đến nội dung hiện tại, để giúp bạn dễ dàng ghi nhớ và hiểu hơn về văn thuyết minh bài viết cũng đã lòng vào những ví dụ nhỏ, gần gũi với bạn. Hay trong những tiết giảng bài, có phải ví dụ thực tế mà các thầy cô nhắc đến đã giúp bạn tiếp thu bài học tốt hơn, nội dung bài học vì vậy mà trở nên sinh động hơn?
So sánh nhấn mạnh sự khác biệt
Sử dụng phép so sánh trong văn thuyết minh sẽ tạo ấn tượng về đặc điểm của sự vật, sự việc, hiện tượng mà bạn đang nói đến. So sánh cũng sẽ giúp cho đối phương có thể tự đưa ra những nhận định về mặt tích cực và tiêu cực mà đối tượng được đề cập mang đến.
Lợi ích từ phương pháp so sánh mà bạn sẽ nhận được đó là giúp cho người đọc, người nghe dễ hình dung và có cái nhìn bao quát hơn. Chẳng hạn như quyển sách A hướng dẫn kỹ năng cụ thể hơn quyển B. Từ đó bạn có thể suy đoán rằng quyển sách B thiên về lý thuyết và còn quyển sách A vừa có lý thuyết vừa đi vào thực hành.
Phân loại và phân tích vấn đề
Phương pháp phân loại và phân tích sẽ đưa người đọc đi qua tầng nội dung một cách cụ thể, rõ ràng và có chiều sâu. Điểm sáng của phương pháp này là hỗ trợ người đọc có được những thông tin chi tiết về sự vật, sự việc, hiện tượng đang được trình bày, giải thích.
Chẳng hạn như khi phân tích về một quyển sách bạn sẽ nêu ra ai là tác giả, người đấy có nghề nghiệp gì, sống ở đâu, kinh nghiệm viết sách ra sao rồi tiếp tục đi đến phần nội dung chính của sách mà tác giả muốn truyền tải, trong đó có gì nổi bật, điểm hay quyển sách là gì,…
Lấy số liệu làm cơ sở dẫn chứng
Cơ sở dẫn chứng luôn là thứ thuyết phục đọc giả, thính giả dễ dàng tin tưởng nhất. Khi nêu số liệu để làm minh chứng sẽ càng làm sáng tỏ và cụ thể hóa vấn đề đang được thuyết minh hơn. Những số liệu này có thể ở dạng sơ cấp hoặc thứ cấp rồi bạn sẽ chuyển hóa chúng vào phần trình bày theo cách của mình.
Chẳng hạn như theo báo cáo của Education Statistics thì người Ấn Độ dành ra 10.42 giờ mỗi ngày để đọc sách, người dân Thái thì dành ra 9.24 giờ đồng hồ,… Thông tin này thể hiện rằng hiện nay đâu là quốc gia có tỷ lệ đọc sách cao nhất và thấp nhất để từ đó Chính phủ các nước có hành động để thuyết phục người dân nước mình gia tăng hành vi đọc sách.
Một bài văn thuyết minh có tính chất như thế nào?
Thể loại văn này có tính chất rất đặc biệt, đó là người viết phải đảm bảo tính chính xác mà nội dung mình cung cấp, phải đúng sự thật và không hư cấu. Vì vậy, một lời khuyên dành cho bạn là hãy nghiên cứu, tìm hiểu, điều tra thông tin thật kỹ lưỡng để cho ra tác phẩm tốt nhất nhé.
Lời kết
Hy vọng với lượng kiến thức được cung cấp trong bài viết này đã giúp bạn có cái nhìn tổng quan và hiểu rõ hơn đặc điểm, tính chất của văn thuyết minh. Đừng ngại thực hành thường xuyên để nâng cao kỹ năng viết nhé vì “có công mài sắt có ngày nên kim”. Chúc bạn sẽ đạt được những điểm số cao trong lớp.