Nói đến vi khuẩn, ta thường nghĩ ngay đến vi sinh vật có hại. Tuy nhiên thực tế rất nhiều chủng khuẩn có lợi ích với sức khỏe người. Dưới đây là 5 vi sinh vật có lợi mà bạn không thể bỏ qua.
Có phải vi khuẩn nào cũng có hại không?
Vi khuẩn hay còn gọi là vi trùng, là vi sinh vật đơn bào siêu nhỏ. Chúng có cấu tạo đơn giản, chỉ gồm bộ khung, nhân tế bào và bào quan giống ty thể, lục lạp. Đây là nhóm vi sinh vật có số lượng cực kỳ đông đảo. Chúng có mặt khắp nơi như đất, nguồn nước, sinh vật. Thậm chí các nhà khoa học còn tìm thấy vi khuẩn trong chất phóng xạ. Đây là sinh vật có mặt trước tiên trên trái đất, khoảng 4 tỷ năm về trước.
Theo như dự đoán có ít nhất 5 tỉ vi khuẩn sống trên trái đất. Tuy nhiên không phải vi khuẩn nào cũng gây hại cho con người.
Có nhiều chủng khuẩn ký sinh trong cơ thể với nhiệm vụ duy trì sự sống. Chúng có thể hỗ trợ cơ thể hấp thụ dưỡng chất phức tạp và chuyển hóa thành dạng đơn giản hơn.
Ngoài ra, một số chủng khuẩn còn có khả năng phòng ngừa bệnh tật bằng cách xâm chiếm vị trí mà các hại khuẩn gây bệnh tấn công. Bên cạnh lợi ích với con người, các loại vi khuẩn có lợi còn phục vụ nhiều lĩnh vực khác nhau:
- Đối với ngành công nghệ thực phẩm, vi khuẩn Lactobacillus và Lactococcus có thể dùng để sản xuất thực phẩm lên men như phô mai, nước tương, giấm hoặc sữa chua
- Đối với những ngành công nghiệp như dược phẩm và hóa chất thì một số chủng khuẩn có khả năng phá vỡ hợp chất hữu cơ. Từ đó hỗ trợ làm sạch chất thải và vấn nạn dầu tràn trên biển
- Đối với lĩnh vực sinh hóa và nghiên cứu di truyền thì lợi khuẩn là nhân tố quan trọng giúp cho quá trình nghiên cứu gen và enzym thuận lợi. Thậm chí một vài lợi khuẩn còn là nhân tố quan trọng để điều chế kháng sinh
5 vi khuẩn có lợi mà bạn không thể bỏ qua
Bên cạnh vi khuẩn có hại thì có rất nhiều chủng khuẩn có lợi. Vậy loại vi khuẩn nào có lợi? Bạn hãy theo dõi và bỏ túi 5 chủng dưới đây.
Vi khuẩn đường ruột
Vi khuẩn đường ruột thường có rất nhiều chủng loại và quan trọng với sức khỏe con người. Nó không chỉ giúp tiêu hóa hoạt động ở trạng thái tốt mà còn củng cố sức khỏe tim mạch. Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, người bị suy tim thường kém đa dạng về các loại khuẩn ở đường tiêu hóa. Đây là lý do vì sao họ có sức khỏe kém hơn những người bình thường.
Việc sử dụng các sản phẩm lợi khuẩn đường ruột lúc này sẽ giúp xử lý và hấp thụ thức ăn tốt hơn.
Vi khuẩn giúp làm lành vết thương
Trong các vi khuẩn có lợi thì Microflora nổi tiếng với vai trò giúp làm lành vết thương. Chủng khuẩn này sinh sống trên da của người với chức năng chính là ngăn chặn vết thương nhiễm trùng và giúp làm lành hiệu quả. Theo các nghiên cứu khoa học, những người khó lành vết thương thường có miễn dịch kém, thậm chí có nguy cơ mắc phải bệnh tật hiểm nghèo như HIV, AIDS,…
Vi khuẩn giúp bảo vệ da
Những loại vi khuẩn tìm thấy trên da đa phần đều vô hại. Staphylococcal epidermis là một trong 5 vi khuẩn có lợi như vậy. Chúng có khả năng ngăn chặn nhiễm trùng bằng cách bảo vệ bề mặt của da trước sự tấn công của những chủng khuẩn có hại.
Không chỉ thế, một số chủng khuẩn trên da cũng có khả năng bảo vệ cơ thể khỏi bệnh viêm da, mụn trứng cá, rosacea, mụn đỏ, mụn mủ. Đây là lý do vì sao việc dùng sữa tắm và sữa rửa mặt có nhiều chất tẩy sẽ khiến tế bào khô và yếu hơn nhiều
Vi khuẩn tăng cường miễn dịch
Lactobacillus reuteri là loại vi khuẩn phát hiện trong sữa của mẹ, có chức năng hỗ trợ miễn dịch. Không chỉ thế, chủng khuẩn này có có khả năng chống viêm và giảm đau cho cơ thể. Với trẻ dưới 6 tháng việc dùng sữa mẹ là điều quan trọng để con tăng cường miễn dịch tự nhiên.
Vi khuẩn chống nhiễm trùng
Vi khuẩn Pseudomonas aeruginosa vừa là hại khuẩn nhưng cũng là ví dụ điển hình của lợi khuẩn. Theo các chuyên gia, Pseudomonas aeruginosa có thể biến thành mầm bệnh, xâm nhập vào máu và gây nhiễm trùng ở xương, khớp hoặc thậm chí là đường tiêu hóa, hệ hô hấp. Tuy nhiên một điều đặc biệt ở chủng khuẩn này là nó có thể tạo ra hoạt chất Pseudomonic axit với khả năng chống lại tình trạng nhiễm trùng ở bệnh tụ cầu và liên cầu khuẩn. Không chỉ thế, Pseudomonas còn có khả năng ức chế phát triển của các loại nấm, từ đó giúp hạn chế nhiễm trùng.
Như vậy ta có thể thấy, không phải chủng vi khuẩn nào cũng có tác động tiêu cực với sức khỏe người. Với kiến thức về 5 vi sinh vật có lợi ở trên hy vọng bạn đọc sẽ biết cách chăm sóc mình hiệu quả.