Tế bào là gì? Mỗi cơ thể của một sinh vật bất kỳ sẽ có các tế bào cơ bản, nó có vai trò vô cùng quan trọng, nếu như thiếu đi các tế bào, mọi hoạt động sống của sinh vật đó đều có thể bị thay đổi. Hãy cùng tìm hiểu về đặc điểm chính của tế bào và các chức năng của nó đối với cơ thể qua bài viết ngày hôm nay nhé.
Các đặc điểm chính của tế bào là gì?
Tế bào là gì? Có lẽ sẽ có nhiều người mới chỉ nghe qua về khái niệm tế bào tuy nhiên lại chưa tìm hiểu cụ thể về nó. Vậy bản chất và các đặc điểm chính của nó bao gồm những gì?
Giới thiệu sơ qua về khái niệm tế bào là gì?
Tế bào được coi là một đơn vị nhỏ nhất trong cấu trúc của các sinh vật sống. Có một số sinh vật đơn bào thường sẽ chỉ có một tế bào duy nhất (điển hình là vi khuẩn), một số loại sinh vật đa bào có thể có hàng nghìn tỷ tế bào trong cơ thể.
Đối với các sinh vật đơn bào, tế bào chính của nó sẽ phải có chức năng thực hiện mọi hoạt động cần thiết để duy trì sự sống, còn đối với sinh vật đa bào, các chức năng sẽ thường được chia đều cho các tế bào để chúng thực hiện hoạt động một cách tốt nhất. Các tế bào trong cơ thể động vật hoặc thực vật thường rất nhỏ, chính vì thế nên nếu bạn muốn quan sát sẽ cần phải nhìn dưới kính hiển vi.
Các đặc điểm chính của mỗi tế bào là gì?
Mỗi tế bào sẽ đều có những đặc điểm khác nhau để chúng ta có thể phân biệt. Tuy nhiên nó cũng phải có một số đặc điểm và khả năng chung, vậy những đặc điểm đó của tế bào là gì?
- Các tế bào có đặc điểm chung điển hình về sự sinh sản đều sẽ thông qua quá trình phân bào.
- Quá trình trao đổi chất tế bào bao gồm thu nhận các vật liệu thô sau đó chế biến các thành phần cần thiết cho tế bào và sản xuất các phân tử để giúp mang năng lượng và các sản phẩm phụ đi nuôi cơ thể.
- Các tế bào này thực hiện quá trình tổng hợp protein, mỗi tế bào sẽ thường chứa khoảng 10.000 loại protein.
- Các tế bào có thể đáp ứng được mọi sự thay đổi của cả môi trường bên trong và môi trường bên ngoài.
Cách phân loại các thành phần của tế bào là gì?
Mỗi tế bào sẽ đều có những thành phần chính và phụ khác nhau để thực hiện các chức năng khác nhau. Vậy đâu là những thành phần cấu tạo nên một tế bào và chức năng chính của các thành phần trong tế bào là gì?
Màng tế bào là gì? Nó chức năng gì?
Màng sinh chất được xác định là vỏ bọc bên ngoài của một tế bào sinh vật nhân chuẩn, loại màng này cũng có ở các tế bào của sinh vật nhân sơ nhưng sẽ có tên gọi khác là màng tế bào. Nó có chức năng bao bọc và phân tách tế bào với môi trường xung quanh để bảo vệ tế bào.
Màng tế bào được nghiên cứu chỉ ra nó cấu thành bởi lớp lipid kép và các protein, trong đó các loại protein sẽ đảm nhiệm chức năng như kênh vận chuyển. Màng tế bào dù thực hiện chức năng bảo vệ nhưng lại khá mỏng nên sẽ dễ bị phá vỡ khi gặp môi trường nguy hiểm.
Hệ vận động – bộ khung tế bào là gì?
Một trong những thành phần cơ bản không thể thiếu của tế bào đó là bộ khung, nó thường có cấu tạo phức tạp và linh động, nó bao gồm mạng sợi và các loại ống protein. Bộ khung thực hiện chức năng cấu thành và duy trì hình dáng cho tế bào, tạo thành các điểm bán cho các bào quan và hỗ trợ quá trình thực bào.
Bộ khung của tế bào cũng có chức năng giống như khung xương của cơ thể con người, nó sẽ giúp tế bào có được hình dáng nhất định. Ngoài ra, các loại protein tham gia cấu thành bộ khung này thường có nhiều loại và các chức năng vô cùng đa dạng ví dụ neo bám, phát sinh các tấm màng tế bào.
Tế bào chất bao gồm những đặc điểm gì?
Môi trường bên trong các tế bào bao gồm cả một không gian đầy dịch thể được gọi là tế bào chất. Trong không gian này sẽ bao gồm hỗn hợp các ion, chất dịch bên trong tế bào và các bào quan.
Tế bào chất ở các sinh vật nhân sơ và nhân chuẩn thường sẽ khác nhau, như ở sinh vật nhân sơ, tế bào chất được coi là thành phần tự do, tuy nhiên đối với sinh vật nhân chuẩn thì nó lại thường chứa nhiều bào quan và cả khung xương tế bào. Thành phần này thường chứa rất nhiều loại muối khác nhau và được coi như chất dẫn điện tốt nhất, tạo môi trường sống thích hợp cho các hoạt động của tế bào.
Các vật liệu di truyền của tế bào là gì?
Vật liệu di truyền của tế bào là các phân tử nucleic acid, nó sẽ quy định tất cả các loại protein cần thiết trong tế bào của sinh vật. Đối với một số các sinh vật nhân sơ, vật liệu di truyền lại được xác định là một phân tử DNA có dạng vòng đơn giản và được nằm ở vùng nhân. Đối với các sinh vật nhân chuẩn, các phân tử này lại được bao bọc bởi các protein và tạo thành các nhiễm sắc thể và nằm trong nhân tế bào.
Bào quan tế bào có vai trò quan trọng
Bào quan cũng là một trong những thành phần vô cùng quan trọng trong tế bào và chỉ gồm các cơ quan nhỏ, nó có thể thích nghi với môi trường xung quanh tế bào và thực hiện các chức năng sống nhất định. Tuy nhiên, bào quan là một thành phần chủ yếu có ở các sinh vật nhân chuẩn và một số ít sinh vật nhân sơ. Dưới đây là các yếu tố nằm trong bào quan:
- Nhân tế bào: một trong những yếu tố quan trọng nằm trong bào quan, nó thường chứa các nhiễm sắc thể và là nơi diễn ra quá trình tự nhân đôi DNA và tổng hợp nên các RNA. Nhân thường có dạng hình cầu và được bao bọc bởi một màng nhân.
- Ribosome là nơi sản xuất ra các protein: nơi tổng hợp các protein từ các phân tử RNA thông tin.
- Trung tâm năng lượng bao gồm ty thể và lục lạp: nơi cung cấp năng lượng cho quá trình trao đổi chất của tế bào nhờ vào ty thể. Ngoài ra, lục lạp cũng có chức năng tương tự nhưng là chuyển hóa năng lượng mặt trời thành chất hữu cơ.
- Mạng lưới nội chất, bộ máy Golgi là trung tâm phân phối và xử lý các đại phân tử trong tế bào.
- Hệ tiêu hóa của tế bào bao gồm Lysosome và peroxisome sẽ xử lý rác thải của tế bào.
Đâu là quá trình chức năng chính của tế bào?
Sau khi đã tìm hiểu về các thành phần của tế bào, liệu bạn đã biết chúng thực hiện chức năng gì trong hoạt động của tế bào hay chưa? Quá trình chức năng của tế bào cũng được diễn ra theo một vòng tuần hoàn và bao gồm 3 chức năng chính.
- Sinh trưởng và trao đổi chất: tế bào sẽ thực hiện xử lý và chế biến các phân tử dinh dưỡng để duy trì sự sinh trưởng của sinh vật trong quá trình phân bào. Quá trình trao đổi chất thường được chia ra làm hai nhóm chính đó là quá trình dị hóa và quá trình đồng hóa.
- Tự hình thành nên các tế bào mới: quá trình phân bào được hiểu là tế bào mẹ sẽ phân chia để tạo thành các tế bào con. Ở sinh vật nhân sơ, quá trình này sẽ được chia thành hai hình thức đó là phân cắt và nảy chồi. Tuy nhiên đối với sinh vật nhân chuẩn, nó sẽ chỉ sử dụng hình thức nguyên phân để phân bào.
- Thực hiện quá trình tổng hợp protein trong tế bào: nó sẽ thực hiện quy trình này để duy trì hoạt động sống của sinh vật, trong quá trình này cũng sẽ diễn ra quá trình phiên mã và dịch mã. Ngoài ra, bộ máy của tế bào cũng sẽ có nhiệm vụ thực hiện quá trình tổng hợp protein là các hợp chất ribosome.
Tế bào có vai trò quan trọng như thế nào?
Tế bào có vai trò vô cùng quan trọng đối với sinh học tế bào và cả sinh học phân tử. Đây đều là 2 lĩnh vực giúp cho nền y tế và sinh học được phát triển vượt bậc hơn rất nhiều, giúp cho các nhà nghiên cứu có thể phát hiện và phát triển thêm các phương pháp để giúp ích cho toàn nhân loại.
Đối với lĩnh vực sinh học tế bào, các nhà nghiên cứu sẽ thực hiện nghiên cứu về đặc tính sinh lý, các cấu trúc và bào quan của tế bào, vòng đời và sự phân chia cũng như mất đi của các thành phần trong tế bào. Đối với lĩnh vực sinh học phân tử, các nhà nghiên cứu sẽ thường quan tâm đến sự tương tác của hệ thống các thành phần trong 1 tế bào và tìm hiểu về quan hệ của các thành phần đó.
Hỏng tế bào thường do nguyên nhân gì?
Hỏng tế bào cũng không phải là một điều hiếm thấy, vấn đề này hiện đang được quan tâm bởi rất nhiều người. Vậy những nguyên nhân khiến xảy ra tình trạng hỏng tế bào là gì?
- Tế bào có thể bị suy dinh dưỡng, điều này thường gặp ở những người có sức khỏe yếu có thể do bệnh tật hoặc do tuổi tác, hệ miễn dịch, lượng thực phẩm hay lượng nước. Khi tế bào thiếu quá nhiều chất sẽ khiến cho nó không thể thực hiện trao đổi chất một cách tốt nhất nên nó có thể sẽ bị hỏng.
- Tế bào bị nhiễm độc tố: đây cũng là một trong những trường hợp không quá hiếm gặp, các độc tố này có thể đến từ môi trường bên ngoài khi ta sử dụng rượu bia, thuốc lá,… hoặc độc tố từ quá trình trao đổi chất khiến cho tế bào bị đột biến hoặc nhiễm độc nặng nề.
- Tế bào cũng có thể bị hỏng khi cơ thể của bạn không được khỏe, có thể do bị ốm hoặc bị các loại bệnh. Việc cơ thể không khỏe khiến cho tế bào dễ bị tổn thương và khi để lâu nó có thể bị hỏng và khó hồi phục lại.
Kết luận
Trên đây là một số thông tin để bạn có thể trả lời được câu hỏi “Tế bào là gì?” một cách chuẩn xác nhất. Mong rằng những điều được cung cấp cho bạn sẽ giúp bạn hình dung ra được các thành phần và chức năng của tế bào đối với cơ thể của mình.