Hô hấp là gì? Đây chính là một trong các hệ cơ bản và có vai trò quan trọng với cơ thể sống. Quá trình này gồm nhiều giai đoạn và được thực hiện bởi nhiều cơ quan. Ngay sau đây, chúng tôi sẽ giải đáp cho bạn hiểu hô hấp là gì và những kiến thức xung quanh quá trình này nhé.
Hô hấp là gì
Hô hấp là gì? Quá trình này chính là một trong những hoạt động sống quan trọng của cơ thể. Khi hô hấp, cơ thể sẽ lấy O2 từ bên ngoài để Oxy hóa các chất trong tế bào. Sau đó, cơ thể sẽ đào thải CO2 thông qua các hệ thống hô hấp.
Đây chính là phương thức chính để cơ thể giải phóng năng lượng hóa học. Qua đó, các tế bào trong cơ thể sẽ được cung cấp năng lượng để thực hiện chức năng của mình.
Các loại hô hấp của sinh vật
Các loài sinh vật trên trái đất khá đa dạng. Chính vì vậy mà hệ thống cơ quan này của chúng cũng đa dạng. Dựa vào điều kiện và bề mặt hô hấp sẽ được chia các loại khác nhau.
Phân loại theo điều kiện hô hấp là gì
Dựa theo điều kiện hô hấp, quá trình này gồm có 2 loại là hiếu khí và kị khí. Đây là hai quá trình xảy ra trong điều kiện trái ngược nhau.
Quá trình hô hấp hiếu khí chỉ được xảy ra trong môi trường có O2. Đây là quá trình sinh năng lượng để cung cấp năng lượng cho từng tế bào sống. Quá trình này được thực hiện thông qua các con đường sau:
- Đường phân: Phân hủy đường Glucose thành Axit pyruvic và NADH.
- Chu trình Krebs: Phân hủy Axit pyruvic của giai đoạn đường phân thành CO2 và các coenzyme khử.
- Chuỗi truyền electron điện tử: Chu trình này còn được gọi là chu trình Pentozophotphat. Sản phẩm của chu trình Pentozophotphat chính là CO2 và H2O.
Hô hấp kị khí còn được gọi là hô hấp yếm khí. Quá trình này xảy ra trong điều kiện ít hoặc không có Oxy. Về bản chất, đây là quá trình tế bào phân hủy carbohydrate để lấy năng lượng cho tế bào và nhận điện tử cuối cùng của chuỗi vận chuyển điện tử là các phân tử vô cơ.
Nhiều loại vi khuẩn và vi khuẩn tồn tại trong môi trường thiếu khí sử dụng phương pháp kỵ khí. Do đó, các sinh vật kỵ khí rơi vào nhóm vi khuẩn kỵ khí bắt buộc. Tức là chúng sẽ tham gia vào quá trình hô hấp cùng với các chất kỵ khí, và sẽ chết nhanh chóng khi có oxy.
Các giai đoạn tiếp theo của quá trình này là quá trình chuyển hóa Axit pyruvic thành các sản phẩm như ethanol, lactate,… Do đó, giai đoạn này còn được gọi là quá trình lên men.
Dựa vào bề mặt trao đổi khí
Dựa vào bề mặt trao đổi khí, hoạt động này được chia thành các loại:
- Quá trình thực hiện qua bề mặt cơ thể: Các sinh vật đơn bào hoặc sinh vật đa bào có tổ chức thấp sẽ thực hiện quá trình hô hấp qua bề mặt cơ thể. Với loại này, sinh vật sẽ trao đổi khí qua màng tế bào hoặc bề mặt cơ thể bằng cơ chế khuếch tán. Một số loại sinh vật thực hiện việc thở theo hình thức này gồm có giun đất, trùng giày, trùng roi xanh,…
- Quá trình thực hiện bằng hệ thống ống khí: Hệ thống ống khí bao gồm các đường ống trao đổi khí nhỏ dần từ lỗ thở. Các ống khí sẽ phân nhánh trong cơ thể sinh vật để sinh vật có thể tiến hành trao đổi khí.
- Quá trình thực hiện bằng mang: Mang là cơ quan hô hấp của động vật sống dưới nước và một số loại động vật chân đốt. Trong quá trình hô hấp, các dòng máu trong mao mạch sẽ chảy ngược chiều và song song với dòng nước qua mang để sinh vật hô hấp.
- Quá trình thực hiện bằng phổi: Phổi là bộ phận hô hấp của các loài động vật trên cạn, trong đó có con người. Một số loại lưỡng cư cũng có hình thức hô hấp bằng phổi và bằng mang. Ngoài ra, hệ thống này của chim chính là sự kết hợp giữa phổi và hệ thống túi khí.
Các bộ phận thực hiện chức năng hô hấp của người
Sau khi tìm hiểu khái niệm thì chúng ta hãy tìm hiểu đến các bộ phận thực hiện chức năng này nhé. Trong cơ thể của chúng ta, quá trình này được thực hiện nhờ các bộ phận sau:
- Mũi: Đây là bộ phận đầu tiên của hệ thống hô hấp ở người. Bộ phận này có chức năng lọc khí và dẫn khí vào phổi.
- Hầu – họng: Bộ phận này là nơi giao nhau giữa mũi và hệ thống hô hấp bên trong cơ thể. Đây chính là nơi chứa hạch bạch huyết cũng như amidan nên rất nhạy cảm. Nhờ có hầu và họng mà cơ thể sẽ tránh được các dị tật xâm nhập vào cơ thể qua đường thở.
- Thanh quản: Thanh quản có cấu tạo gồm các sụn, sợi cơ, mạch máu và hệ thần kinh. Bộ phận này sẽ phát ra âm thanh nhờ vào luồng khí được thở ra.
- Khí quản: Chức năng của khí quản chính là điều hòa lượng khí vào phổi để tăng khả năng trao đổi khí ở đây.
- Phế quản: Phế quản có nhiệm vụ dẫn khí vào phế nang trong phổi và ngược lại.
- Phổi: Đây là bộ phận thực hiện quá trình trao đổi khí. Quá trình này sẽ diễn ra trên toàn bộ bề mặt phổi thông qua phế quản và phế nang.
Các quá trình của hô hấp là gì
Quá trình trao đổi khí sẽ được thực hiện thông qua nhiều quá trình. Mỗi quá trình sẽ có chức năng khác nhau để đảm bảo hoạt động này được diễn ra ổn định. Vậy, các quá trình của hệ cơ quan này là gì?
Quá trình các tế bào trao đổi khí
Quá trình này còn được gọi là hô hấp trong. Đây là quá trình phân giải các hợp chất hữu cơ (đường đơn) trong tế bào để cung cấp năng lượng cho cơ thể sống.
Tại quá trình này, O2 từ máu sẽ được khuếch tán vào tế bào và CO2 từ tế bào sẽ được khuếch tán vào máu thông qua sự chênh lệch nồng độ. Ngoài ra, cơ chế khuếch tán nồng độ khí tại đây còn thực hiện nhờ sự tác động của một số động lực.
Quá trình trao đổi khí ở phổi
Trao đổi khí ở phổi là quá trình Oxy khuếch tán vào phế nang vào máu và khuếch tán CO2 từ máu vào phế nang. Để phổi thực hiện quá trình trao đổi khí, cơ thể sẽ thực hiện hoạt động hít vào và thở ra. Quá trình này được thực hiện nhờ sự chênh lệch nồng độ O2 và CO2 giữa hai bộ phận.
Quá trình trao đổi không khí với môi trường
Trao đổi khí với môi trường xung quanh đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Nhờ trao đổi khí với môi trường xung quanh mà cơ thể sẽ được cung cấp Oxy cần thiết. Cùng với đó, quá trình này còn giúp đào thải lượng khí CO2 từ quá trình trao đổi khí nội bào.
Các bệnh liên quan đến hệ cơ quan là gì
Trong cơ thể chúng ta, hệ cơ quan này phải tiếp xúc trực tiếp với môi trường bên ngoài. Vì vậy mà các bệnh liên quan đến đường hô hấp cũng khá nhiều. Theo thống kê thì những bệnh liên quan đến con đường này gồm có:
Bệnh cảm cúm
Đây là một bệnh rất dễ lây lan và lây lan nhanh, có thể dẫn đến đại dịch. Bệnh cảm cúm lây truyền qua con đường này do ho, hắt hơi. Lúc này, hạt giọt nước bọt, dịch mũi bị nhiễm virus sẽ vi văng ra ngoài không khí. Nếu virus từ các giọt bắn này tiếp xúc trực tiếp với hệ hô hấp của người khác thì sẽ tạo thành bệnh.
Thông thường, bệnh cảm cúm sẽ lành trong vòng từ 2-7 ngày. Bệnh nhân bị nhiễm bệnh sẽ có triệu chứng như ho, đau họng, mệt mỏi, nhức đầu và sốt. Ngoài ra, nếu bị nặng thì có thể kèm theo các triệu chứng khác như tiêu chảy, buồn nôn.
Bệnh viêm xoang
Căn bệnh này sẽ khiến cho chúng ta thường xuyên bị đau tại vị trí viêm xoang. Ngoài ra, khi mắc bệnh, người bệnh sẽ thường bị chảy dịch, nghẹt mũi, ù tai,… Về bản chất thì bệnh viêm xoang có các triệu chứng gần giống với bệnh viêm hô hấp. Chúng ta chỉ phát hiện được căn bệnh này thông qua chuẩn đoán của bác sĩ.
Đây là căn bệnh khó chữa và ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống. Vì vậy, người bệnh cần phải tiến hành điều trị liên tục cũng như thực hiện các biện pháp bảo vệ cơ thể của mình.
Bệnh viêm mũi dị ứng
Đây là một bệnh lý liên quan đến đường hô hấp và có triệu chứng gần giống với viêm xoang. Bệnh nhân bị viêm mũi dị ứng sẽ bị viêm, sưng phù nề niêm mạc mũi. Khi phát bệnh, người bệnh sẽ thường xuyên bị ho, đau họng, phát ban nhẹ,…
Cần làm gì để hệ hô hấp luôn được khỏe mạnh
Giữ hệ cơ quan này khỏe mạnh sẽ nâng cao chất lượng cuộc sống của chúng ta. Vậy, chúng ta cần làm gì để giữ hệ hô hấp luôn được khỏe mạnh?
Trước hết, chúng ta cần phải vệ sinh mũi họng thật sạch sẽ. Mũi họng chính là bộ phận ảnh hưởng trực tiếp đến hệ hô hấp. Vì vậy, chúng ta cần phải hình thành thói quen vệ sinh mũi họng đúng cách, nên súc miệng bằng nước muối để các cơ quan hoạt động tốt hơn.
Nên tránh các tác nhân gây ảnh hưởng đến hệ cơ thể như bụi bẩn, không khí bị ô nhiễm, khói thuốc lá. Khi ra đường, bạn nên đeo khẩu trang để có thể lọc bụi, đặc biệt là bụi mịn.
Tập thể dục thường xuyên để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Bạn có thể tập các bài tập thở cũng như các bài tập phù hợp để tăng cường chất lượng hệ hô hấp.
Ngoài ra, bạn nên sử dụng máy lọc không khí để không khí trong nhà có chất lượng tốt hơn. Cùng với đó, bạn cần dọn dẹp nhà cửa thường xuyên để nhà thông thoáng hơn. Nên sử dụng các sản phẩm tẩy rửa từ thiên nhiên để hạn chế kích ứng đường hô hấp.
Lời kết
Hô hấp là gì? Câu hỏi trên đã được giải đáp qua các thông tin trên. Hy vọng với những thông tin trên, bạn đọc có thêm nhiều kiến thức về cơ thể, đặc biệt hiểu được quá trình này là gì. Ngoài ra, bạn hãy tập lối sống lành mạnh. Qua đó, hệ cơ quan này sẽ được bảo vệ và chất lượng cuộc sống của bạn sẽ được tăng thêm. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết của chúng tôi và hãy tiếp tục theo dõi chúng tôi để có thể cập nhật thêm nhiều kiến thức nhé.