Kiến thức học đường - Góc chia sẻ kiến thức học đường
  • Hóa học
  • Sinh học
  • Toán học
  • Vật lý
  • Kiến thức khác
  • Blog
No Result
View All Result
  • Hóa học
  • Sinh học
  • Toán học
  • Vật lý
  • Kiến thức khác
  • Blog
No Result
View All Result
Kiến thức học đường - Góc chia sẻ kiến thức học đường
No Result
View All Result
Home Toán học

Công thức định lý Pytago và những lưu ý khi học công thức Pitago

admin by admin
7 Tháng 1, 2023
in Toán học
0
Công thức định lý Pytago là gì?

Công thức định lý Pytago là gì?

0
SHARES
64
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter

Công thức định lý Pytago là một trong những kiến thức hình học quan trọng nhất mà bất cứ học sinh nào cũng cần phải nắm vững. Định lý pitago cho rằng: trong 1 tam giác vuông, bình phương của cạnh huyền (đối diện với góc vuông) bằng với tổng bình phương của hai cạnh góc vuông .Hãy cùng tìm hiểu về định lý Pitago ngay sau đây nhé.

Công thức định lý Pytago là gì?

Định lý Pytago là một liên hệ cơ bản trong hình học Euclid giữa ba cạnh trong một tam giác vuông. Định lý pitago cho rằng: trong 1 tam giác vuông, bình phương của cạnh huyền (đối diện với góc vuông) bằng với tổng bình phương của hai cạnh góc vuông. Định lý có thể được viết thành một phương trình liên hệ độ dài của các cạnh a, b và c, và thường gọi là công thức Pytago: c2=a2+b2 (trong đó c là độ dài của cạnh huyền, a,b lần lượt là độ dài của 2 cạnh góc vuông). Như thế, trong bất cứ tam giác vuông nào thì bình phương của cạnh huyền cũng bằng tổng bình phương của hai cạnh góc vuông. Theo như định lý cho biết, 2 cạnh góc vuông của tam giác được kí hiệu là a và b, còn cạnh huyền được kí hiệu là c. Ta luôn có phương trình công thức pitago như sau:

a2+b2=c2 (c là độ dài của cạnh huyền, a và b là độ dài của hai cạnh góc vuông hay còn được gọi là cạnh kề). Qua đó, ta có công thức để tính cạnh huyền tam giác vuông như sau: c=√(a²+b²) (c là cạnh huyền, a và b là độ dài của 2 cạnh tam giác vuông)

Công thức định lý Pytago là gì?
Công thức định lý Pytago là gì?

Cách chứng minh công thức pitago

Chúng ta có thể chứng minh định lý Pitago đơn giản qua hình sau:

Tại hình trên ta có 2 hình vuông lớn có diện tích bằng nhau là: (a+b)2

Trong mỗi hình lại có 4 tam giác vuông bằng nhau và có diện bằng nhau là 1/2(a.b). Do đó diện tích phần khoảng trắng 2 hình sẽ bằng nhau. Như vậy, diện tích của hình vuông c sẽ bằng tổng diện tích của a, b nên ta sẽ có: c2= a2+b2

Định lý pitago đảo

Khái niệm

Nếu như 1 tam giác có bình phương một cạnh bằng tổng bình phương của hai cạnh còn lại thì tam giác đó chính là tam giác vuông. Công thức Pitago đảo rất phổ biến cũng như có nhiều ứng dụng thực tiễn.

Phương pháp chứng minh định lý pitago đảo

Gọi ABC là một tam giác với các cạnh a, b, và c, với a2+b2=c2. Dựng một tam giác thứ hai có cạnh bằng a và b và góc vuông được tạo giữa chúng. Theo như định lý Pitago thuận, cạnh huyền tam giác vuông thứ hai này sẽ bằng c=√(a²+b²) và bằng cạnh còn lại của tam giác thứ nhất. Bởi vì cả hai tam giác đều có ba cạnh tương ứng cùng bằng chiều dài a, b và c, do đó,  hai tam giác này phải bằng nhau. Suy ra, góc giữa các cạnh a và b ở tam giác đầu tiên phải là  một góc vuông.

Để chứng minh định lý pitago đảo ở trên, chúng ta sử dụng chính định lý Pytago. Hoặc, cũng có thể chứng minh định lý đảo mà không cần dùng định lý thuận.

Một ứng dụng của định lý Pytago đảo đó là cách xác định đơn giản một tam giác có phải là tam giác vuông hay không, hay là tam giác nhọn, tam giác tù. Gọi c là cạnh dài nhất của tam giác và có a + b > c (nếu không thì sẽ không tồn tại tam giác vì đây là bất đẳng thức tam giác). Các phát biểu sau đây là đúng:

  • Nếu a2 + b2 = c2, thì là tam giác vuông.
  • Nếu a2 + b2 > c2 thì là tam giác nhọn.
  • Nếu a2 + b2 < c2, thì là tam giác tù.

Các dạng khác của định lý pitago

Như chúng tôi đã đề cập, nếu như ký hiệu c là chiều dài của cạnh huyền, a và b là chiều dài của hai cạnh kề thì ta sẽ có biểu thức của phương trình Pitago như sau: a =b +c.

Nếu như đã biết chiều dài a, b, chúng ta có thể tính cạnh huyền c bằng công thức: c = √(a +b ).

Nếu như biết được độ dài của cạnh huyền và cạnh kề (a hoặc b) thì công thức để tính độ dài của cạnh kề còn lại sẽ như sau: a = √(c – b ) hoặc b = √(c – a ).

Công thức Pitago cho liên hệ các cạnh của một tam giác vuông theo một cách đơn giản, do vậy, nếu biết được chiều dài của hai cạnh bất kỳ thì chúng ta sẽ tìm được chiều dài của cạnh còn lại. Một hệ quả khác của định lý Pytago là trong bất cứ tam giác vuông nào, cạnh huyền sẽ luôn luôn lớn hơn hai cạnh kia, nhưng sẽ bé hơn tổng của hai cạnh. Chúng ta có thể ứng dụng định lý Pytago để tìm cạnh của một tam giác vuông, hoặc tính khoảng cách của 2 điểm trong không gian thực khi biết được tọa độ của chúng dưới dạng (x, y).

Các dạng khác của định lý pitago
Các dạng khác của định lý pitago

7 lưu ý khi học công thức pitago

Khi học định lý Pytago, để có thể nắm chắc và áp dụng thuần thục trong quá trình làm bài tập, các bạn cần lưu ý một số điều sau:

  • Cạnh huyền của một tam giác vuông luôn luôn:

– Cắt ngang mà không đi qua góc vuông

– Là cạnh dài nhất của tam giác vuông

– Cạnh huyền còn được gọi là C trong định lý Pitago

  • Khi tính toán, bạn luôn cần phải kiểm tra lại kết quả.
  • Khi nhìn vào hình, bạn sẽ dễ dàng nhận ra cạnh huyền bởi vì đó là cạnh dài nhất, đối diện góc lớn nhất. Cạnh ngắn nhất sẽ đối diện góc nhỏ nhất của tam giác.
  • Chúng ta chỉ có thể tính được cạnh thứ 3 khi biết độ dài của 2 cạnh còn lại trong tam giác vuông
  • Nếu một tam giác không phải là tam giác vuông, chúng ta không thể áp dụng định lý pitago mà sẽ tính được khi biết thêm các thông tin ngoài chiều dài 2 cạnh.
  • Các bạn nên vẽ tam giác ra để có thể dễ dàng gán giá trị một cách chính xác cho các cạnh a, b, c.
  • Nếu như chỉ biết được số đo của một cạnh, chúng ta không thể sử dụng định lý pitago để tính mà sẽ phải dùng đến hàm lượng giác (sin, cos, tan) hoặc sử dụng tỉ lệ 30-60-90 / 45-45-90.

giaoduchocduong24h.net hy vọng rằng, những thông tin về công thức định lý Pytago mà chúng tôi giới thiệu đến các bạn hôm nay sẽ giúp cho các bạn đạt được những điểm số cao hơn trong bộ môn hình học. Đừng bỏ lỡ những bài viết tiếp theo của chúng tôi nhé

Previous Post

Trình bày cấu tạo của cung phản xạ? lấy một ví dụ minh họa

Next Post

Cách áp dụng định lý Pytago vào làm bài tập

Next Post
Định lý Pytago

Cách áp dụng định lý Pytago vào làm bài tập

Màn hình tương tác đa dạng cho người dùng có nhiều sự lựa chọn

Màn Hình Tương Tác: Công Nghệ Cho Giáo Dục và Doanh Nghiệp

18 Tháng mười một, 2024
Máy chiếu mang lại trải nghiệm mới mẻ hơn khi xem phim trên màn ảnh rộng

Máy Chiếu: Tối Ưu Cho Trải Nghiệm Xem Ảnh, Video và Thuyết Trình

18 Tháng mười một, 2024
Tìm hiểu sâu về mua bán doanh nghiệp M&A

Mua Bán Doanh Nghiệp M&A: Tất Cả Những Điều Cần Biết

18 Tháng mười một, 2024
Ly hôn thuận tình không cần ra tòa cần những điểu kiện gì

Ly Hôn Thuận Tình Không Cần Ra Tòa: Quy Trình, Điều Kiện và Lợi Ích

18 Tháng mười một, 2024
Kinh nghiệm giảng dạy, đặc biệt là dạy trực tuyến

Thông Tin Tìm Gia Sư Online Tuyển Dụng Lương Thoả Thuận

29 Tháng 10, 2024
Quyền lợi khi chọn timvieconline247.com

Tuyển phát thanh viên radio online tại timvieconline247.com

28 Tháng 10, 2024
footerĐể xây dựng kiến thức học đường trong môi trường hiện nay cần phải có sự tác động nhiều chiều, từ nhiều chủ thể khác nhau. Cùng theo dõi giaoduchocduong24h.net để có những thông tin đáng đọc nhé.
2022 Copyright of https://giaoduchocduong24h.net/ DMCA.com Protection Status
No Result
View All Result
  • Hóa học
  • Sinh học
  • Toán học
  • Vật lý
  • Kiến thức khác
  • Blog

© 2025 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.